Trên thực tế, đó vẫn là con số rất khiêm tốn so với đất nước có 92 triệu dân và cũng là con số rất khiêm tốn so với số người thất nghiệp tại Việt Nam. Dẫu biết rằng đi XKLĐ là cánh cửa để thay đổi tương lai, thế nhưng việc quyết định đi hay ở vẫn là một quyết định khá khó khăn đối với nhiều người. Phần vì chi phí không hề thấp, phần vì nhiều rủi ro, cạm bẫy luôn rình rập. Nhưng đó chỉ là nguyên nhân khách quan, còn chủ yếu vẫn là nguyên nhân chủ quan, do lối mòn tư duy, thích an phận, sợ thử thách của người Việt.
 
Việt Nam là đất nước nông nghiệp, phần lớn dân ta có những đức tính tốt như là thật thà, nhẫn nại, chịu thương chịu khó, nhưng quan niệm “An cư, lạc nghiệp” đã ăn sâu vào tâm trí đại đa số người dân. Dẫn đến người Việt chúng ta rất ngại đi xa, mới ra khỏi “lũy tre làng”  đã dưng dưng lệ rơi. Trong khi đất nước láng giềng của ta là Trung Quốc, họ có văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống gần với ta mà họ đi khắp thế giới, đến cùng trời cuối biển, ở đâu cũng có người Trung Quốc và thành phố lớn nào cũng có khu phố Tàu (China Town).
 
 Ngày nay, kỷ nguyên của công nghệ, thông tin và kết nối mà nếu chúng ta vẫn giữ quan niệm tư duy đó thì e rằng không còn phù hợp nữa và đất nước Việt Nam sẽ mãi là một đất nước chậm phát triển. Thời “tậu trâu, xây nhà, lúa giống” đã qua rồi.
 
Thử làm một bài toán kinh tế đơn giản, nếu NLĐ ở Việt Nam làm nông nghiệp hoặc làm công nhân cho các nhà máy xí nghiệp. Mức lương sẽ dao động trong khoảng 4-5 triệu đồng. Nếu muốn có mức lương khoảng 7 triệu, NLĐ sẽ phải làm việc rất vất vả. Tuy rằng sống ở Việt Nam, chi phí sinh hoạt ăn uống không quá đắt đỏ nhưng NLĐ cũng không để ra được bao nhiêu, chẳng may đến lúc ốm đau, con cái đi học, nhà có công có chuyện có khi lại phải đi vay đi mượn, chưa kể đến hội hè, tiệc tùng, ma chay, cưới hỏi (có những cuộc chơi mất cả tháng lương). Sau 3 năm làm việc chăm chỉ ở Việt Nam, may mắn thì NLĐ có thể tiết kiệm được khoảng 100-200 triệu đồng, nhiều người không tiết kiệm được đồng nào, có người còn phải đi vay đi nợ, ngoài ra cũng không học hỏi thêm được gì nhiều về công nghệ, kĩ thuật và đặc biệt là ngoại ngữ.
 

Cùng với thời gian 3 năm đó, nếu NLĐ đi lao động ở Đài Loan hay Nhật Bản thì mức lương sẽ là 15 – 25 triệu, chỉ cần chấp nhận xa nhà xa quê. Mục đích của chương trình XKLĐ là đưa người Việt Nam sang tu nghiệp bên nước ngoài để mang kiến thức kinh nghiệm về xây dựng quê hương, đất nước. Chính vì thế sẽ không có nhiều những hội hè, tiệc tùng. NLĐ có thể tiết kiệm được nhiều hơn, trung bình sau 3 năm sẽ tích lũy được 300 – 500 triệu đồng. Bên cạnh kinh tế thì NLĐ còn nhận được những thứ quý hơn tiền, đó chính là tác phong làm việc, văn hóa, kiến thức, kinh nghiệm và đặc biệt là “tiếng”.  Có rất nhiều người sau khi trở về nước đã trở thành phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch, giáo viên, quản lý nhà máy, xí nghiệp, làm chủ doanh nghiệp… Nhìn chung, tương lai tươi sáng đang mở rộng ra trước mắt họ. 

Tuy nhiên mấu chốt vấn đề ở đây vẫn là chi phí, chắc rằng khi nghe xong ai cũng muốn đi nhưng khi nghe đến chi phí thì đến 90% trong số đó sợ không đủ khả năng tài chính. Đừng lo đã có nhà nước lo, để thúc đẩy kinh tế phát triển và thay đổi đời sống người dân, Nhà nước ta đã ban hành chính sách cho NLĐ vay vốn để đi XKLĐ với lãi suất rất thấp (~0,5% – 1%/ tháng) và thủ tục rất đơn giản.
 
             Nếu như NLĐ chịu tìm hiểu kĩ thông tin, chọn đúng công ty uy tín, có bề dày kinh nghiệm, không chạy theo giá rẻ thì sẽ giảm thiểu được rất nhiều rủi ro, đồng nghĩa với một tương lai tốt đẹp đang chờ đợi họ, sẽ không còn những lừa đảo tiền bạc, đánh đập, chạy trốn hay nợ lương. Đã đến lúc để người Việt nhìn ra Năm châu bốn bể và cũng đã đến lúc để quên quan niệm “xảy nhà ra thất nghiệp”.

           
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực XKLĐ và sứ mệnh mang đến một cuộc sống, một tương lai tốt hơn cho người lao động, GLODECO HR chắc chắn làm hài lòng bạn, xứng đáng với niềm tin “chọn mặt gửi vàng” của bạn. Cơ hội chỉ dành cho những ai biết nắm bắt, hãy liên hệ với glodecohr.vn để được:

*  Chọn lựa đơn hàng phù hợp nhất với bản thân
*  Tư vấn, hỗ trợ thủ tục trực tiếp, không qua trung gian, môi giới
*  Đào tạo ngoại ngữ, tác phong, kĩ năng theo tiêu chuẩn của Bộ Lao Động
*  Đảm bảo quyền lợi, chăm sóc đời sống cho người lao động kể cả khi đã xuất cảnh hay khi về nước.

Tác giả bài viết: Glodeco HR